Cung hữu nghị Việt Trung hay Cung cướp đất của dân?

Posted on July 17, 2012

0



Cung hữu nghị Việt Trung theo quyết định của Thủ tướng do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án được xúc tiến xây dựng giữa lúc Trung Quốc đang ráo riết thôn tính Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa, giữa lúc nhân dân cả nước, quốc tế và khu vực đang rất bức xúc với Trung Quốc bá quyền. Dự án lấy tên hữu nghị Việt Trung đã cướp đất của nhiều hộ gia đình tại Từ Liêm, đẩy họ ra đường. Dự án lấy tên cung hữu nghị Việt Trung nhưng lại có cả khách sạn Trung Quốc, Khu khám bệnh Trung y. Dự án lấy tên cung hữu nghị Việt Trung theo phê duyệt chỉ có 14.000 m2 lại đi cướp 30.000 m2 đất của dân. Dự án lấy tên cung hữu nghị Việt Trung mà huy động cả Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam đi cưỡng chế cùng với công an. Dự án lấy tên cung hữu nghị Việt Trung mà đất chưa được dân giao đã đưa đoàn khảo sát Trung Quốc vào “công tác” …

Điểm tiến độ cướp đất:

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cung hữu nghị Việt – Trung đặt tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, có tổng diện tích xây dựng khoảng 14.000 m2 với 2 tầng trên mặt đất và 1 tầng ngầm, gồm hội trường 1.500 chỗ, phòng họp, phòng đa chức năng, phòng làm việc, phòng khám chữa bệnh Trung y…

Hội nghị được tổ chức chiều 03/6/2011 tại trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, 105A Quán Thánh, Hà Nội, với sự tham dự của ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Nguyễn Văn Kiền, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp; Tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Văn Mạnh, Chủ nhiệm lập dự án; đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Quốc tế Việt – Trung cùng các vị đại biểu tham gia vào dự án này.

Phát biểu khai mạc, đại diện Ban quản lý dự án nhấn mạnh, Cung hữu nghị Việt – Trung là công trình có ý nghĩa chính trị, văn hóa hết sức quan trọng; một biểu hiện sinh động cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mới.

Ban quản lý dự án xây dựng Cung Hữu nghị Việt – Trung là đơn vị kinh tế sự nghiệp do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì dự án thành lập, tiến hành quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Ban quản lý được giao bốn nhiệm vụ cụ thể, gồm: Xây dựng tổ chức và nhân sự để quản lý dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư; Giải phóng mặt bằng; Tham gia đàm phán với phía Trung Quốc; Lập dự án tổng thể để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tại buổi lễ, đại diện Ban quản lý dự án đã giới thiệu tổng thể công trình Cung hữu nghị Việt – Trung và báo cáo sơ bộ các kết quả đạt được cùng những khó khăn còn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án, qua đó, các đại biểu cùng nhau thảo luận để tiếp tục và hoàn thiện phê duyệt dự án.

Được biết, Cung hữu nghị Việt – Trung có tổng diện tích xây dựng khoảng 14 000m2 với hai tầng trên mặt đất và một tầng ngầm, gồm hội trường 1 500 chỗ, phòng họp, phòng đa chức năng, phòng làm việc, phòng khám chữa bệnh Trung y…Sau khi hoàn thành, Cung hữu nghị Việt – Trung sẽ là nơi gặp gỡ giao lưu văn hóa, góp tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
……….

TTXVN 13/10/2011: Phối hợp chuẩn bị xây Cung hữu nghị Việt-Trung

Nhận lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, từ ngày 9.10-14.10.2011, Tập đoàn khảo sát thiết kế đường sắt số 3 Thiên Tân-Trung Quốc đã sang Việt Nam làm việc với Ban Quản lý dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung về thống nhất thiết kế bản vẽ thi công dự án Cung hữu nghị Việt -Trung.

Sáng 13.10, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Vũ Xuân Hồng đã có buổi tiếp Tập đoàn khảo sát thiết kế đường sắt số 3 Thiên Tân-Trung Quốc.

Thay mặt Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, với tư cách là chủ đầu tư, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng hoan nghênh sự cố gắng, nỗ lực công tác của đoàn chuyên gia Trung Quốc trong những ngày làm việc tại Việt Nam.

Cung Hữu nghị Việt-Trung là dự án hợp tác hữu nghị lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây, cũng là công trình văn hóa lớn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên quan tâm. Điều này thể hiện sự phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam-Trung Quốc.

Chủ tịch Vũ Xuân Hồng mong muốn Tập đoàn thiết kế của Trung Quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án Cung hữu nghị Việt-Trung nhanh chóng hoàn thành thiết kế dự án, đưa dự án vào thi công và tổ chức hoạt động một cách hiệu qủa đáp ứng sự kỳ vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Tại buổi tiếp, đại diện Tập đoàn khảo sát thiết kế Trung Quốc, ông Triệu Kiến Hoa bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Quản lý dự án Cung hữu nghị Việt- Trung đối với kết quả công việc đã đạt được trong việc thực thi dự án và khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai dự án quan trong trọng này, đảm bảo tiến độ nhanh nhất, chất lượng công trình tốt nhất phù hợp với thẩm mỹ, truyền thống văn hóa của hai nước.

Sáng cùng ngày, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng đã dự Lễ ký kết văn bản làm việc giữa Ban Quản lý dự án Cung hữu nghị Việt-Trung với Tập đoàn khảo sát thiết kế đường sắt số 3 Thiên Tân-Trung Quốc.

Hai bên khẳng định quyết tâm cố gắng hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất, phục vụ những hoạt động hữu nghị sắp tới của nhân dân hai nước, góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
………………………..

Cưỡng chế GPMB dự án Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung

(Dân trí)- Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm vừa ban hành hàng loạt các Quyết định cưỡng chế GPMB Dự án Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung.

Ngày 17/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Ban Giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Từ Liêm cho biết: Sau khi Báo Dân trí phản ánh về các nội dung khiếu nại của hơn 20 hộ dân trú tại tổ 36, khu vườn cam, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, lãnh đạo UBND huyện đã xem xét cụ thể các kiến nghị trên, đảm bảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hơn 20 hộ dân trên đúng với quy định của pháp luật.

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án này, ngày 14/12, bà Nguyễn Thị Huệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm đã ban hành các Quyết định cưỡng chế để thực hiện quyết định số 9995/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của UBND huyện Từ Liêm về việc thu hồi đất nông nghiệp tại xã Mễ Trì.

Hiện nay, Ban GPMB huyện Từ Liêm đang vận động các hộ gia đình, cá nhân chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án xây dựng cung hữu nghị Việt – Trung. Nếu sau ngày 31/12, các hộ dân không tự nguyện bàn giao mặt bằng, lực lượng chức năng huyện Từ Liêm sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của hơn 20 hộ dân trên.

PLXH: GPMB Dự án Cung hữu nghị Việt – Trung. Chưa bố trí tạm cư đã cưỡng chế, 24 hộ bị “đẩy” ra đường?

Tết âm lịch 2012 cận kề, 24 hộ dân thuộc tổ 36, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nằm trong diện giải tỏa nhưng chưa được bố trí tạm cư. 125 nhân khẩu có nguy cơ “đứng đường” vì dự kiến ngày 5-1-2012, huyện sẽ tổ chức cưỡng chế…

Năm 2004, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 6592/QĐ-UB về việc thu hồi và tạm giao 33.000 m2 đất tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để điều tra số liệu giải phóng mặt bằng (GPMB), chuẩn bị lập Dự án đầu tư xây dựng Cung Hữu nghị Việt – Trung. Hộ ông Lưu Văn Thành cùng 23 hộ khác nằm trong diện bị thu hồi đất để thực hiện dự án trên. Theo ông Thành, giải quyết vướng mắc xung quanh công tác GPMB của dự án, ngày 16-9-2010, UBND TP Hà Nội có Thông báo số 330/TB-UBND nêu rõ: “Đối với các hộ xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trong thời gian từ 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004 nhưng không còn nơi ở nào khác, đồng ý xét giao đất tái định cư cho hộ với hạn mức tối thiểu”.

Với lý do, quỹ đất đã hết, UBND huyện Từ Liêm báo cáo và liên ngành của Hà Nội thống nhất, sẽ bố trí tái định cư cho các hộ dân bằng căn hộ chung cư. Ngày 10-11-2011, UBND TP Hà Nội có Công văn số 9757/UBND-TNMT đồng ý với đề xuất trên của liên ngành thành phố, trong đó đề xuất bố trí 24 căn hộ dự án nhà tái định cư thuộc quỹ đất 20% của thành phố tại KĐT Mễ Trì để tái định cư cho các hộ. Theo đó, Cty CP Đầu tư&Phát triển nhà Hà Nội đã chuẩn bị 24 căn hộ (từ 46,9m2 đến 103m2), trước mắt, để phục vụ công tác tạm cư.

Không hiểu vì lý do gì, UBND huyện Từ Liêm không bố trí tạm cư cho các hộ. Trong lúc 24 hộ loay hoay, lo lắng không biết sẽ “đi đâu về đâu” khi bị thu hồi đất thì họ nhận được thông báo, ngày 5-1-2012, của UBND huyện Từ Liêm sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Trước đó, ngày 14-12-2011, UBND huyện Từ Liêm đã ra quyết định cưỡng chế đối với từng hộ. Động thái này của UBND huyện Từ Liêm khiến các hộ rất bức xúc.

“Phú Đô là làng nghề sản xuất bún nổi tiếng, chúng tôi ăn ở ổn định ở đây từ lâu. Ngoài chỗ ở này, các hộ không còn nơi tá túc nào khác. UBND huyện không bố trí tái định cư, tạm cư cho 24 hộ mà lại “đè” ra cưỡng chế thu hồi đất. Tết âm lịch sắp đến, không biết chúng tôi sẽ đón tết ở đâu?” – ông Thành, đại diện cho các hộ, ngao ngán nói.

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 197/NĐ-CP ngày 3-12-2004 có nêu: “Người bị thu hồi đất ở không còn chỗ ở khác, trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở”. Điều 73 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Quyền về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo vệ và UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo cụ thể trường hợp này. Nhưng UBND huyện Từ Liêm lại “phớt lờ” ý kiến của thành phố, bỏ mặc quyền lợi chính đáng của 125 con người tại đây là cớ làm sao? Chính vì lẽ đó, các hộ không “tâm phục” dẫn tới khiếu kiện kéo dài.
………………………………

Cưỡng chế GPMB tại dự án Cung hữu nghị Việt Trung

Theo Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm Lê Văn Thư, việc cưỡng chế thực hiện GPMB dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung và dự án thuộc Bộ Quốc phòng sẽ triển khai theo đúng kế hoạch vào ngày 5 và 7/1 tới.

Theo đó, Ban quản lý các dự án và các ngành, địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chuẩn bị về thủ tục, trình tự theo đúng quy định, đảm bảo lực lượng, phương tiện trong quá trình cưỡng chế GPMB. UBND xã Mễ Trì có trách nhiệm hoàn tất, chuyển hồ sơ đối với 6 hộ đề nghị xét duyệt giải quyết nhà tái định cư đã được thông qua. Công an huyện và 2 xã Mễ Trì, Đại Mỗ chủ động đảm bảo công tác an ninh, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình chống đối, gây rối trật tự.
………………………

Đài Từ Liêm: Cưỡng chế, thu dọn giải phóng mặt bằng dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung

(TLP) Sáng ngày 05/01/2012, UBND xã Mễ Trì đã phối hợp với các lực lượng của Huyện và đơn vị chủ đầu tư tổ chức cưỡng chế, giải phóng mặt bằng đối với 18 hộ xây dựng trái phép trên khuôn viên khu đất thuộc dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung.

Công tác giải phóng mặt bằng dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung liên quan đến 168 hộ dân ở xã Mễ Trì. Đây là dự án đã triển khai từ năm 2006 và đã có 136 hộ nhận tiền đền bù vào giai đoạn 2006 – 2007. Đến năm 2011 còn 32 hộ chưa nhận tiền đền bù, Huyện và đại diện chủ đầu tư đã vận dụng chính sách mới về đền bù GPMB có lợi nhất cho các hộ dân như mức đền bù cao hơn và giải quyết mua nhà tái định cư cho những hộ có khó khăn về nhà ở. Tuy nhiên đến cuối tháng 12/2011 vẫn còn 20 hộ chưa chấp thuận việc nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng theo yêu cầu.

Căn cứ quyết định số 6592/QĐ – UBND ngày 6/10/2004 của UBND Thành phố và Quyết định số 4220/QĐ – UBND ngày 23/10/2007 về việc giao Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam sử dụng chính thức diện tích 33.000m2 đất tại xã Mễ Trì để tiêp tục thực hiện dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung, Hội đồng đền bù, hỗ trợ tái định cư đã hoàn tất các thủ tục theo đúng trình tự của pháp luật tiến hành cưỡng chế xây dựng trái phép, thu dọn mặt bằng đối với những hộ cố tình không chấp hành chính sách GPMB.

Đến sáng ngày 05/01/2012 đã có thêm 2 hộ tự nguyện bàn giao mặt bằng, các lực lượng tập trung vận chuyển tài sản và tháo dỡ công trình vi phạm đối với 18 hộ còn lại. Buổi cưỡng chế đã diễn ra an toàn, đảm bảo sự nghiêm mình, kỷ cương của pháp luật. Ngay trong ngày 05/01/2012, UBND xã Mễ trì cũng đã bàn giao toàn bộ khu đất để đơn vị chủ đầu tư dựng hàng rào bảo vệ chuẩn bị thi công dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung theo kế hoạch.

Đài Từ Liêm: Cưỡng chế thu hồi đất và thu dọn mặt bằng thực hiện dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung tại xã Mễ Trì

(Đài Từ Liêm) Sáng ngày 5/1, UBND xã Mễ Trì phối hợp với Thanh tra xây dựng huyện, Công an huyện, các ngành chức năng và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức cưỡng chế xây dựng và thu dọn mặt bằng để giao đất thực hiện dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung.

Căn cứ Quyết định số 6592/QĐ-UBND ngày 6/10/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi và tạm giao 30.000 m2 đất tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm giao cho Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam để điều tra số liệu giải phóng mặt bằng, chuẩn bị lập dự án đầu tư xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung; căn cứ Quyết định số 4202/QĐ-UBND ngày 23/10/2007 về việc giao Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam sử dụng chính thức 33.000 m2 đất tại xã Mễ Trì để tiếp tục GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cung hữu nghị Việt Trung. Trước khi ra quyết định cưỡng chế, Hội đồng đền bù, hỗ trợ tái định cư huyện Từ Liêm và chính quyền địa phương đã thực hiện đầy đủ thủ tục, quy trình giải phóng mặt bằng cũng như thuyết phục nhân dân bàn giao đất.

Trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng, đa số các hộ dân ở xã Mễ Trì đều nhất trí và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, tuy nhiên vẫn còn 21 hộ dân cố tình không bàn giao mặt bằng. UBND huyện Từ Liêm đã ra các Quyết định từ số 11790/QĐ-UBND đến số 11810/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 về việc cưỡng chế thi hành Quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình có đất nằm trong chỉ giới GPMB dự án xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm.

Trong buổi sáng, các lực lượng chức năng của xã Mễ Trì và huyện Từ Liêm đã tiến hành đo đạc, cắm mốc, thu hồi 3.302,2m2 đất của 21 hộ gia đình, cá nhân cố tình không bàn giao mặt bằng. Buổi cưỡng chế đã diễn ra an toànvề người, phương tiện và tài sản; đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực cưỡng chế; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự công bằng với các hộ chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Toàn quốc đại hội: Nhớ ơn Trung Quốc

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Đại Hội

Ngày 10/7/2012 tại Thủ Đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tướng, người từng là học viên của 3 trường Đại Học nước ngoài (Đại Học Magdeburg – Đức, Đại học Oregon và Harvard – Hoa Kỳ. Theo Wikipedia). Ông đại diện “nhà nước và đảng ta” tổ chức trọng thể một đại hội được khai mạc có cái tên và tiêu đề “ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC – Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc”. Có nghĩa khắp các tỉnh thành trong toàn nước Việt Nam nơi nào cũng có cái hội “Yêu Nước Trung Quốc” cử “đại biểu” về tham dự (?!)

Tuy nhiên, chính xác phải gọi nó là Hội “Nhớ ơn Trung Quốc”, vì ông Phó Thủ Tướng ngay trong diễn văn khai mạc tuyên bố: “Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này…”.

Trời ạ! Ơn nghĩa nào mà cao như núi Thái Sơn như thế? Để cho khỏi mang tiếng là “vong ân bội nghĩa”, trong quang minh chính đại – Chúng ta – Đồng bào nhân dân trong và ngoài nước thử kiểm kê lại những ơn nghĩa lớn lao nào từ Trung Quốc mà “nhà nước đảng ta” và cá nhân ông Nguyễn Thiện Nhân phải “gánh” còn nặng hơn cả công ơn của Vua Hùng mà toàn dân Việt Nam là con cháu, nhưng chưa hề có cái hội nghị nào để gọi là “Đại Hội đại biểu toàn quốc nhớ ơn Vua Hùng”.

CÓ PHẢI LÀ CÔNG ƠN?

Tính từ Trận Điện Biên Phủ 1954 – Khi mà quân đội Pháp, một đạo quân “tư bản” nước ngoài án binh gần như là “cắm chốt” tại Điện Biên Phủ, giữa biên giới hai quốc gia Cộng Sản là Bắc Việt Nam và Trung Quốc thì việc nó đe doạ cho chế độ CS XHCN của cả hai là hiển nhiên, thì quét nó đi là nhiệm vụ hỗ tương mà TQ phải trợ giúp CSVN là tất yếu, nếu không muốn nói “bắt buộc”. Gần 10.000 binh sĩ nhân dân VN hy sinh, vũ khí súng đạn không thể quý hơn sinh mạng con người, biên giới không còn bị đe doạ, Trung Quốc phải biết ơn nhân dân VN mới đúng với đạo lý của con người, CSVN không thể viện dẫn nhờ đó mà nhân dân VN mới đánh thắng thực dân Pháp dành được độc lập, mang ơn TQ là một sự ngộ nhận.

Sau thế chiến II từ 1945, xu thế văn minh thời đại, tất cả các “thuộc địa” của thực dân đế quốc trên toàn thế giới đều được trả lại Độc Lập Tự Do mà không cần đến súng đạn xương máu như Việt Nam đã làm – Có nghĩa thời điểm ấy Độc Lập như ánh bình minh nó cứ tự vươn lên mà không cần phải lệ thuộc bất cứ tiếng “gà gáy” nào, điểm lại các quốc gia quanh khu vực và Á Châu, chứng minh hùng hồn cho điều đó.

Hỗ trợ đánh chiếm miền Nam VN – Nằm trong mưu đồ nhuộm đỏ Đông Nam và Châu Á của quốc tế CS, nói chung, Trung Quốc, nói riêng thì CS Nga và Trung Quốc chi viện quân sự cho CSVN như một “tay sai” đắc lực, lấy máu xương đồng bào làm “đối trọng” như điều kiện đổi lại, để phục vụ cho chủ nghĩa độc tài CS, không phải cho độc lập tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của Nhân Dân VN thì sao gọi là ơn nghĩa để bắt cả dân tộc “tri ân” bên cạnh nỗi đau hy sinh cốt nhục tương tàn hơn 3 triệu con người?

Có vô lý và buồn cười lắm không? Khi “Bác ta và ông Phạm Văn Đồng” cùng có một tư duy “Tri ân” Trung Quốc vì đã hữu hảo cho phép nhà nước CSVN xác nhận quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển phụ cận nằm trong lãnh hải của TQ trên công hàm năm 1958?

Và năm 1974 cũng “tri ân” luôn bằng im lặng như nhớ ơn TQ vì đã chiếm lấy Hoàng Sa mà quản lý luôn chứ không nên để anh em ruột thịt của mình là Quân lực VNCH miền Nam VN làm chủ.

Năm 1978 – Khơmer đỏ Campuchia, một đứa con lai CS, khát máu diệt chủng do Trung Quốc sinh ra nuôi dưỡng, vượt biên giới Tây Nam vào VN giết hại vô số đồng bào, quân VN phải vượt biên đánh đuổi ngược lại để diệt trừ. Nhà nước và đảng CSVN rất “tri ân nhớ ơn”, nhờ Trung Quốc chi viện súng đạn kịp thời cho Khờmer đỏ mà quân đội NDVN lập được nhiều nghĩa trang “dã chiến” khỏi phải mang thi hài về nước, mà chôn cất tại chổ trên nước “bạn” gần 25.000 con em binh lính mình xa nhà, chiến đấu với Khờmer đỏ đã nằm xuống.

Năm 1979 – Nhà nước và đảng CSVN cũng “tri ân và nhớ ơn” Trung Quốc rất nhiều vì nhờ TQ phát động cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc mà CS giảm được “miệng ăn” gần 100.000 binh lính và người dân vô tội đã nằm xuống trên toàn tuyến biên giới, đồng thời cũng “sâu sắc biết ơn” vì nhờ binh lính TQ di chuyễn cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ nước mình, nhường hàng ngàn km2 cho TQ làm chủ để khỏi tốn người vất vả trông coi .

Năm 1988 – “Nhà nước đảng ta” chân tình ghi ơn Trung Quốc đã thay mặt QĐ/NDVN cho “giãi ngũ” sớm 64 “đồng chí” hải quân nước mình và quản lý giùm bãi đá Colin, Len Đao và Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa.

Và cũng không quên “tri ân” Trung Quốc nhiều năm liền, vẫn tiếp tục như hiện nay, rất nhiệt tình “dạy dỗ” ngư dân Việt Nam phải biết lễ độ tôn trọng chủ quyền của TQ trên toàn vùng biển đông là như thế nào và thu gom không biết bao nhiêu tàu thuyền máy móc ngư cụ của ngư dân VN về đảo Phú Lâm, Hoàng Sa “trong coi” mà đòi tiền “chuộc” nhẹ hều.

Chắc “nhà nước ta” cũng nhớ ơn TQ vô cùng vì mới nhất ngày 15/7 tin từ Hoàn Cầu thời báo cho hay TQ có kế hoạch xây dựng Sở Công an và trại tạm giam trên đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng, (được Đài truyền hình Thâm Quyến ngang nhiên thông báo trong một phóng sự phát hồi cuối tuần). Để giam giữ những người bị TQ bắt trên biển Đông – khỏi nói cũng biết là ngư dân VN rồi .

Đặc biệt nhà nước và đảng ta “rất biết ơn” Trung Quốc về sự quan tâm đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của VN, sợ nước ngoài đến khai thác trái phép, mới đây ngày 23/06/2012 thay mặt “nhà nước ta” TQ gọi thầu quốc tế đến khai thác dầu khí trên 9 lô nằm sâu trong lãnh hải đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN mà Trung Quốc (không biết có nhầm không) nói là của Trung Quốc.

Và vượt lên trên tầm cao của tất cả sự “tri ân” là “nhà nước và đảng ta” hân hoan phấn khởi vô cùng ghi nhận “ơn nghĩa to lớn” của Trung Quốc khi cho “nhà nước, đảng ta” được phép lấy cái “ngôi sao” duy nhất trên quốc kỳ của CH/XHCN/VN Việt Nam gắn vào cho đủ 6 sao trên quốc kỳ TQ như biểu tượng TQ-VN, thắm tình hữu nghị tương lai sẽ là Độc Lập “hai trong một”, khắp thế giới không ai sáng suốt, hãnh diện sáng tạo bằng.

Chắc cũng còn nhiều nữa những “Tri Ân” khó nói rất riêng tư giữa hai đảng cộng sản VN và TQ mà vì “yêu nước là yêu CS/XHCN” nên nhân dân VN phải “tri ân” giùm luôn cho “nhà nước đảng ta”.

Thưa ngài Phó Thủ Tướng – Quả là “ơn nghĩa” vĩ đại, quá lớn lao, để phải đích thân ngài đứng ra chỉ đạo khởi động đền đáp, nhiệt tình, cho sự “tri ân” ấy – Một sự tri ân mà trong tương lai gần họăc không xa lắm, lịch sử 4000 năm Văn Hiến của dân tộc Việt sẽ ghi chú vào ngày 10/7/2012 tại Thủ Đô Việt Nam một “vĩ nhân” họ Nguyễn tốt nghiệp 3 trường Đại Học tăm tiếng nước ngoài, vinh danh một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử Âu Lạc là tôn vinh tri ân “… các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm ” (lời trong diễn văn của ngài). Những người và tổ chức nước ngoài ấy đã cướp đoạt đất đai biển đảo của tiền nhân của Ngài, sát hại hằng trăm ngàn anh hùng liệt sĩ, lương dân vô tội trên chính đất đai cương thổ của dân tộc Việt Nam.

Và cũng đang mưu đồ cướp đoạt “ngư trường truyền thống” sinh tử, bất khả chia lìa từ ngàn đời của toàn dân ta.

Tới đây – Thưa Ngài Phó Thủ Tướng – Nếu Ngài có đọc, có thể đôi khi Ngài sẽ tự an ủi mình : “Thời thế, thế thời phải thế” .

Tuy nhiên với sở học hơn người của Ngài không khó lắm để Ngài nghiệm ra : “Thời thế” là khách quan,“thế thời” là chủ quan – Thời thế thường tạo ra anh hùng, quân tử, Thế thời hay sinh sản hèn mọn, tiểu nhân.

Riêng với nhiều đồng bào chúng ta, họ sẽ nghĩ: Khi mà hiện nay ngoài Biển Đông, Trung Quốc đanhg “hành hạ” ngư dân đồng bào Việt Nam ta đủ điều thì trong đất liền Ngài chủ trì một cái đại hội “Tri Ân Trung Quốc” nó sẽ y hệt như là : “Đồng chí bạn vàng 4 tốt nó đang vả vào mặt mình đau điếng mà mình thì xoa gò má phấn khởi hoan hô: rất tri ân mày”!

Hoàng Thanh Trúc